Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

Always Beautiful Your Home
Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng
Ngày đăng: 20/07/2023 04:11 PM

    Việc kết hợp thiết kế bếp trên sân thượng có thể tạo thành không gian "chill" cho cả gia đình, bạn bè vào những ngày cuối tuần, lễ, Tết.

    Ưu điểm khi thiết kế bếp trên sân thượng

    - Giúp không gian sống thông thoáng, không bị ám mùi thức ăn.

    - Với những căn nhà có diện tích hạn chế, việc thiết kế bếp trên sân thượng giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng. Thiết kế bếp trên sân thượng tận dụng được một không gian lý tưởng vừa có thể ăn uống vừa có thể thư giãn với những góc nhìn thoải mái, không khí thoáng đãng.

    - Giúp gắn kết bạn bè, người thân với những buổi tiệc ngoài trời. Không gian mở trên sân thượng giúp gia chủ dễ dàng tạo nơi vui chơi, giải trí thoải mái cho các thành viên.

     

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Nhược điểm bếp trên sân thượng

    - Bếp trên sân thượng thường tốn nhiều chi phí do khu vực này dễ bị tác động bởi yếu tố thời tiết nên cần phải đầu tư lắp đặt mái che hoặc kính cường lực. Vào mùa hè, không khí nóng bức và nắng gay gắt khiến người nấu cảm thấy rất khó chịu, trong khi mùa đông khá lạnh, ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, vì vậy, bếp trên tầng thượng thích cho những bữa tiệc, bữa ăn nhẹ của gia đình khi thời tiết đẹp.

    - Di chuyển khó khăn: Nếu gia đình bạn có người lớn tuổi hoặc trẻ em thì sẽ khá khó khăn trong việc di chuyển lên xuống mỗi khi dùng bữa. Hơn nữa nếu nhà bạn từ 3 tầng trở lên; thì mỗi khi di chuyển lên tầng cao nhất để nấu nướng, ăn uống sẽ khá vất vả. Thiết kế bếp trên sân thượng thường chỉ phục vụ không gian thư giãn cho gia đình vào ngày nắng đẹp; hoặc hóng gió vào buổi tối.

    Theo phong thủy, đặt bếp trên sân thượng cũng có thể gặp một số hạn chế. Căn bếp ở tầng trệt thường được xem là thu hút vượng khí và tạo điểm tập trung cho gia đình. Khi căn bếp được đặt ở sân thượng, có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì vượng khí, có thể ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng và sự hài hòa trong ngôi nhà.

    Lưu ý khi thiết kế bếp trên sân thượng

    - Màu sắc và ánh sáng: nên chọn gam màu nhẹ như trắng, xanh, nâu, vàng nhạt và chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, gạch... để tạo không gian ấm cúng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên và thiết kế tối giản. Kết hợp với không gian xanh để tạo sự hài hòa và thư giãn.

    Trên sân thượng, bạn có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, bên cạnh đó, gia chủ nên bố trí thêm đèn chiếu sáng, phù hợp việc nấu nướng cũng như sinh hoạt chung của gia đình.

    - Vật liệu làm tủ bếp: bếp trên sân thượng luôn chịu nhiều tác động của thời tiết nên các vật liệu sử dụng cho không gian bếp cần đảm bảo độ bền, đẹp. Bạn có thể sử dụng các chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp HDF, MDF, nhôm kính, inox,.. để làm tủ bếp.

    - Bố trí bàn ăn trên sân thượng: Trong trường hợp sân thượng có diện tích rộng, bạn có thể xem xét bố trí bàn ăn lớn hình chữ nhật với 8 ghế trở lên, tạo điều kiện cho các bữa tiệc đông người mà vẫn đảm bảo sự thoải mái và không gian sử dụng dư dả. Để đảm bảo độ bền và sử dụng lâu dài, có thể lựa chọn các loại vật liệu như gỗ chống thấm nước, nhựa composite hoặc kim loại được xử lý chống oxi hóa để đảm bảo bàn ăn có khả năng chống ẩm và bền bỉ trong thời gian dài.

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    - Tiểu cảnh trên sân thượng: Không chỉ là một gian bếp nấu nướng, phòng bếp trên sân thượng cũng có thể được sắp xếp thêm một khu vực tiểu cảnh tạo điểm nhấn cho không gian. Bạn có thể thêm cây xanh, bộ bàn trà hay một chiếc xích đu nhẹ nhàng để tạo thêm sự sinh động và ấn tượng cho không gian bếp. Điều này sẽ tạo ra một môi trường thư giãn và gần gũi với thiên nhiên, mang lại trải nghiệm thú vị cho không gian bếp trên sân thượng của bạn.

    - Luôn giữ không gian bếp sạch sẽ, gọn gàng: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, quét dọn, lau chùi nội thất, tủ lạnh nhà bếp. Cần lưu ý sắp xếp diện tích, không gian sao cho phù hợp nhất. Nội thất trong bếp bao gồm: bếp nấu, các thiết bị nấu ăn, cùng các vật dụng đi kèm khác, cần được sắp xếp một cách gọn gàng nhưng cũng phải đáp ứng được tính tiện dụng trong căn bếp.

    Việc sắp xếp nội thất một cách gọn gàng và hợp lý sẽ tạo ra cho bạn nhiều khoảng không và sự thông thoáng, tiện lợi trong việc đi lại, cũng như nấu ăn.

    Mẫu thiết kế bếp trên sân thượng đẹp

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Mẫu thiết kế bếp được lợp mái tôn chắc chắn, trang bị đầy đủ các thiết bị nhà bếp.

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Ngoài khu vực nhà bếp, gia chủ còn bố trí thêm bàn, ghế thư giãn tạo không gian thoải mái cho các thành viên.

    Tiểu cảnh cây xanh là vật không thể thiếu khi thiết kế bếp trên sân thượng.

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Màu sắc nội thất, vật dụng nhà bếp tạo nét gần gũi, mộc mạc trong không gian bếp trên sân thượng.

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Mẫu bếp sân thượng được trang bị đầy đủ thiết bị nhà bếp, bố trí thêm ghế sofa, vòng nằm thư giãn, thích hợp cho những buổi tối quây quần bên người thân, bạn bè.

    Tạo không gian thư giãn ngay tại nhà với thiết kế bếp trên sân thượng

    Thiết kế bếp đẹp có quầy bar và bàn ghế cho các thành viên trong gia đình cùng "chill". Không gian xung quanh được bố trí thêm nhiều cây xanh.

    Map
    Zalo
    Hotline